Top 8 Những Loại Cây Thân Gỗ Dễ Trồng Trong Nhà [2023]

Các loại cây thân gỗ trồng trong nhà ấn tượng

Trong cuộc sống, cây xanh là một phần không thể thiếu được bởi đó là nguồn cung cấp không khí trong lành cho không gian sống.

Hiện nay, các loại cây thân gỗ trồng trong nhà cũng được rất nhiều người yêu thích. Cây thân gỗ là những loại cây lớn, có thân chắc chắn và có nhiều cành con.

Trồng cây thân gỗ trong nhà tạo nên những mảng xanh, cung cấp nguồn không khí trong lành và làm đẹp cho ngôi nhà của bạn.

Không chỉ được trồng ở ngoài, cây thân gỗ còn được đưa vào không gian sống trong nhà. Dưới đây, Vườn Ươm Số 1 sẽ giới thiệu một số loại cây được nhiều người yêu thích.

1. Cây đào tiên

Cây đào tiên là loại cây thân gỗ rất được ưa chuộng để trồng trong nhà.

Đây là loại cây có hình dáng nhỏ, thấp, bé, kể cả khi đã trưởng thành cũng chỉ có chiều cao 5-10m.

Chính bởi hình dáng nhỏ đó nên nó rất thích hợp để làm cây cảnh trang trí trong nhà.

Cây có phần thân khá đẹp, lá của cây đào tiên có màu xanh vô cùng đẹp mắt, quả to, màu sắc xanh thẫm.

Trồng đào tiên trong nhà sẽ giúp không gian nhà bạn thêm trong lành và nổi bật hơn.

Đặc biệt, kỹ thuật trồng và chăm sóc đào tiên cũng không quá khó. Chỉ từ 3 – 4 năm là cây đã cho ra quả.

Bên cạnh tác dụng tạo cảnh quan, quả đào tiên cũng là một phương thuốc chữa bệnh rất tốt trong đông y.

Đặc biệt là hoa và quả đào tiên có thể mọc ở trên cành hoặc trên thân cây. Tuy nhiên, khi trồng đào tiên, bạn nên chừa lại một khoảng trống lớn để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Khi cây quá lớn bạn cần tỉa cành, cắt cành giữ lại phần gốc để tạo dáng còn lại có thể cắt bỏ để phù hợp với không gian gia đình bạn.

2. Cây ngọc lan

Một trong các loại cây thân gỗ trồng trong nhà được Vườn Ươm Số 1 nhắc đến ở đây chính là cây ngọc lan.

Loại cây này có đặc điểm là thân bụi đến các loại cây gỗ lớn, xanh tốt và cũng phù hợp với khí hậu của Việt Nam.

Nếu bạn muốn chọn cây ngọc lan làm cây trồng trong nhà thì đây là sự lựa chọn tuyệt vời.

Cây không những đem đến bóng mát dễ chịu, tạo cảnh quan thẩm mĩ cho không gian gia đình mà còn có mùi hương ngào ngạt.

Không những vậy mà nó còn có rất nhiều tác dụng trong cuộc sống hàng ngày. Đó chính là lý do mà nhiều gia đình chọn trồng cây hoa ngọc lan trong nhà.

Cây hoa này còn là biểu tượng cho dịp đầu năm mới, mừng tân gia… thể hiện tấm lòng nhân từ. Đặc biệt, theo ý nghĩa phong thủy, cây còn mang đến một nguồn năng lượng dịu nhẹ, hạn chế những năng lượng xấu trong nhà. Cây đặc biệt được trồng trước cửa nhà hoặc dọc theo lối đi.

>>> Xem chi tiết tại: Cây ngọc lan công trình <<<

3. Cây khế

Cây khế là một loại cây lấy quả quen thuộc đối với người dân Việt Nam.

Đây vừa là loại cây trồng ăn quả vừa là loại cây trồng cho bóng mát rất tốt.

Cho nên, khi xây dựng nhà ở, nhiều người thường tạo nên 1 khoảng sân nhỏ trong nhà, sau đó trồng cây khế để tạo điểm nhấn.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm một số loại cây nhỏ khác để trang trí cùng để tạo thành những tầng cây.

Chính sự kết hợp đa dạng, độc đáo như vậy sẽ giúp nhà của bạn có thêm sức sống và sinh động hơn.

>>> Xem chi tiết tại: Cây khế công trình <<<

4. Cây hoa ban

Cây hoa ban cũng là một trong các loại cây thân gỗ trồng trong nhà, là một loại cây đặc trưng của vùng Tây Bắc.

Cây có phần thân thẳng, hoa có nhiều cánh và màu sắc khác nhau rất đẹp.

Hoa ban có mùi thơm nhẹ, thoang thoảng và dễ chịu nên tạo không gian thư thái và thoải mái.

Hoa ban thường mọc thành từng cụm, mỗi cụm cho khá nhiều bông hoa khác nhau, hoa được mọc ra từ các kẽ lá, nở xòe ra khá to.

Hoa ban thường nở vào khoảng tháng 5 hàng năm, thời gian hoa khoe sắc có thể kéo dài từ 2-3 tháng.

Vì vậy trong dịp này, ngôi nhà của bạn sẽ tràn đầy màu sắc của hoa ban.

Cây hoa ban là loại cây có khả năng chống chịu được tình trạng sâu bệnh. Bên cạnh đó, cây cũng có thể chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Cho nên, đó cũng là một loại cây mà ai cũng muốn được trồng ở trong nhà. Trong phong thủy, hoa ban cũng được xem là biểu tượng của tình yêu chân thành, chung thủy, gắn bó keo sơn.

Và đây cũng là cây mang lại nhiều may mắn cho gia chủ, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua cây thân gỗ này khi có ý định trồng cây trong nhà.

5. Cây lộc vừng

Cây lộc vừng còn có tên gọi khác gọi là cây mưng, là cây thuộc các vùng đất ấm ven biển, phổ biến ở Đông Nam Á và Lào, Việt Nam.

Cây Lộc Vừng là một loại cây thân gỗ nhỏ, có thân và gốc đẹp, thường được dùng làm cây cảnh.

Ngoài ra, kích thước của cây phụ thuộc vào môi trường sống cũng như cách chăm sóc cây của người trồng.

Thân của cây thẳng, có lá dày, hoa nhỏ có màu đỏ tươi rất đẹp.

Hơn nữa, cây lộc vừng còn là một trong số các loại cây thuộc vào bộ tứ của cây phong thủy quý theo quan niệm của người phương đông: Sanh, Sung, Tùng, Lộc.

Cây lộc vừng trồng trong nhà sẽ đem đến tài lộc, nhiều may mắn và sự hưng thịnh cho gia chủ.

Cho nên, cây lộc vừng không những làm đẹp cho không gian mà còn mang ý nghĩa phong thủy.

>>> Xem thêm:

6. Cây thạch lựu

Khi nhắc đến các loại cây thân gỗ trồng trong nhà, có thể nhắc đến một loại cây, đó là cây thạch lựu hay còn gọi là cây kim anh, cây an thạch lựu.

Loại cây này thuộc dạng mọc đơn hoặc dạng mọc bụi.

Cây nằm trong dạng cây thân gỗ với lá có hình bầu dục, quả cây có hình tròn.

Đây là loại cây thân gỗ không những được yêu thích nhiều bởi vẻ đẹp bên ngoài mà còn mang đến nhiều ý nghĩa phong thủy.

Cây thạch lựu này còn có khả năng giúp xua đuổi tà ma, đuổi vận xui.

Đồng thời, cây còn có ý nghĩa mang đến tài lộc, niềm vui và may mắn cho gia chủ mỗi khi đến dịp Tết.

Không những có tác dụng làm đẹp cho cảnh quan, tăng thẩm mĩ cho căn nhà thì cây thạch lựu còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Lá và hoa của cây cũng có khả năng hút bụi, khí dầu và lọc không khí rất hữu ích. Đó là những tác dụng rất hữu hiệu cho mỗi gia đình.

Vì sao bạn không thử trồng một cây thạch lựu trong nhà? Nếu bạn muốn tìm loại cây và vị trí đặt cây phù hợp, Vườn Ươm Số 1 sẽ giúp bạn.

7. Cây phát tài núi

Cây phát tài núi là cây thân gỗ cao 1-5m, phân cành nhiều từ gốc, có rễ phụ mọc từ thân.

Lá nhiều tập trung ở đỉnh, dạng thuôn nhọn, dài 15-20cm, rộng 5-8cm đầu thuôn dài uốn cong, gốc có bẹ ôm thân.

Phiến lá màu xanh lục đậm bóng.

Cây có dáng cụm lá bên trên đẹp, thân và hình dạng uyển chuyển, không rậm rạp, phân cành mang dáng vẻ uốn lượn tự nhiên.

Thường được trồng phối hợp với các tiểu cảnh đồi núi, tôn lên vẻ đẹp núi đồi nhân tạo, ngoài ra có thể trồng cây kết hợp với các tiểu cảnh khô, cây thân gỗ trồng ban công, trước nhà, bên hiên nhà, sân thượng cũng rất hợp lý.

Ngoài ra đây cũng là một loại cây cảnh trồng trong nhà rất được ưa chuộng và thường trồng trong chậu sứ đẹp, đặt trong phòng, trang trí ngôi nhà ở, văn phòng làm việc cũng khá đẹp mắt.

8. Cây sứ trắng

Cây hoa sứ trắng thuộc loại cây gỗ trung bình có thân mập và khẳng khiu với các nhánh dài tỏa rộng và hơi xù xì, thân cây sứ trắng có màu xám trắng và có độ cao trung bình từ 2-3m.

Tán lá của cây sứ trắng khá rộng với những lớp lá khin khít nhau.

Hoa cây sứ trắng thường có màu trắng và ở giữa màu vàng đậm thường có 5 cánh và hương thơm hơi nồng.

Nhờ có hoa đẹp cùng với hương thơm tỏa ra rất nồng nên được trồng khá phổ biến ở nhiều nơi để làm cảnh cũng như lấy hương thơm từ nó.

Thân cây sứ đại khá dễ uốn nắn nên cũng thường được dùng trong nghệ thuật bonsai, dùng trong trang trí nhà cửa mang lại sự sang trọng cho ngôi nhà.

Những loại cây cảnh nên trồng trong nhà giúp lọc khí và đem lại may mắn

Những lưu ý khi trồng cây thân gỗ trong nhà

Trồng cây thân gỗ trong nhà tạo nên những mảng xanh, cung cấp nguồn không khí trong lành và làm đẹp cho ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên, để cây trồng được lâu, sinh trưởng và phát triển đều đặn thì bạn không nên bỏ qua những điều này:

1. Trồng cây ở khu vực nhiều ánh sáng:

 

Cây cần điều kiện ánh sáng đủ thì mới có thể sống lâu dài. Vì thế, khi trồng cây thân gỗ trong nhà bạn cần trồng ở những vị trí như giếng trời, khoảng trống lớn để ánh sáng mặt trời dễ dàng xuyên qua.

Hoặc bạn có thể chọn các loại cây thân gỗ trồng ban công, giúp làm mát nền rất hiệu quả.

Ngoài ra, bạn có thể bố trí thêm đèn ở khu vực trồng cây để có thêm ánh sáng nuôi cây.

Nếu không muốn tốn kém như vậy, khi lựa chọn bạn nên chọn những cây có chiều cao tương đối với giếng trời để cây có khả năng đón được tối đa ánh nắng mặt trời.

2. Bố trí số lượng cây hợp lý:

Khi tạo một sân vườn trong nhà bạn luôn muốn trồng nhiều cây xanh. Nhưng, số lượng cây trồng sẽ phụ thuộc vào diện tích sân vườn nhà bạn.

Với diện tích nhỏ, bạn chỉ cần trồng một cây thân gỗ cũng có thể tạo mảng xanh cho không gian sống của mình rồi. Nếu có diện tích lớn hơn, bạn có thể trồng cây thân gỗ lớn kèm theo 3 – 5 chậu cây nhỏ để gia tăng sự đa dạng hệ thực vật.

Ngoài ra, bạn nên quan tâm đến việc kết hợp những loại cây nào với nhau để làm sạch không khí trong nhà.

3. Tỉa cành/lá thưa để cây phát triển phù hợp

Những cây thân gỗ kể trên đều là những cây có tán sum suê và nhiều lá. Nên khi trồng trong nhà, nhất là khu vực giếng trời bạn sẽ gặp phải tình trạng cây um tùm. Tốt nhất, bạn nên cắt tỉa bớt cành/lá thừa, chỉ để lại những cành chính và một số lượng lá nhất định.

 

Nếu bạn thích các loại cây thân gỗ trồng trong nhà để làm cây trang trí nhưng chưa biết chọn loại cây nào cho phù hợp, hãy liên hệ với Vườn Ươm Số 1. Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm được loại cây phù hợp và cách chăm sóc chúng thật tốt.


Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ

VƯỜN ƯƠM SỐ 1 – Chuyên cung cấp cây lộc vừng số lượng lớn

  • Địa chỉ: Tổ 7, Ấp Bầu Chiên, Xã Tân Lâm, Huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • SĐT: 0903.773.993 – 0917.255.877
  • Email: vuonuomsomot@gmail.com

Hãy cùng VUS1 tìm hiểu thêm về các loại cây phổ biến nhé!

Cây lộc vừng Cây bóng mát Cây lấy gỗ
Cây thân gỗ Cây ưa bóng râm Cây công trình
Cây bonsai Cây bông trang Cây trồng hàng rào
Cây leo giàn Cây chịu nắng nóng Cây bụi cảnh quan
Cây cảnh quý hiếm Cây trang trí sân vườn Cây trồng công viên
Cây cho quán cafe Cây chuông vàng Cây trồng công viên
Cây thủy sinh Cỏ trồng sân vườn Cây bụi cảnh quan