Cây lộc vừng bị Sâu Đục Thân - Cách phòng tránh, diệt trừ

Bạn đang đau đầu vì tình trạng cây lộc vừng nhà mình bị sâu đục thân tấn công? Vậy thì Vườn Ươm Số 1 sẽ hướng dẫn bạn cách trị sâu đục thân cây lộc vừng ngay sau đây.

Dấu hiệu của cây lộc vừng bị sâu đục thân

Sự tấn công của các loại sâu được đánh giá một trong những nguyên nhân gây hại chủ yếu đến sự sinh trưởng của cây lộc vừng.

Bạn có thể dễ dàng bắt gặp một số loại sâu thường xuất hiện trên loại cây này như: sâu đục thânsâu ăn lásâu xám,… Nhưng chủ yếu nhất vẫn là sâu đục thân.

Sâu đục thân hay còn được gọi là sâu đục cành. Đây là loại côn trùng sống ký sinh trên thân hay cành của các loại cây. Sâu đục thân gây hại từ cây lương thực, cây ăn quả cho tới cây cảnh,…(1)

Chúng gây hại bằng cách đục lỗ để di chuyển vào trong thân cây. Từ đây, chúng ăn phần lõi của thân cây và nhanh chóng tạo thành hệ thống đường hầm ngày một lớn hơn để phá hủy phần giác gỗ.

Một số loại sâu đục thân:

  • Sâu đục thân cành
  • Sâu đục thân bướm hai chấm
  • Sâu đục cành xoài
  • Sâu đục thân năm vạch đầu nâu
  • …..

Khi chăm cây lộc vừng bị sâu đục thân tấn công, bạn sẽ thấy phần thân cây có rất nhiều lỗ nhỏ dạng hình tròn. Thông qua những lỗ này, lớp mùn gỗ có màu nâu trắng bên trong thân cây bị đẩy ra ngoài. Nếu bạn dò theo đường đi của lớp mùn gỗ đó thì sẽ ngay lập tức tìm ra những lỗ nhỏ – “doanh trại của sâu đục thân”.

Tác hại của sâu đục thân gây ra đối với cây lộc vừng

  • Phá hủy mạch rây và mạch gỗ ở thân hay cành khiến thân hay cành không thể vận chuyển nước và chất dinh dưỡng.
  • Khiến cành cây bị héo và thân cây giòn, dễ gãy khi gặp gió lớn.
  • Khi mới bị sâu đục, cây sẽ bị héo khi gặp trời nắng hay nhiệt độc cao. Tuy nhiên, lá sẽ lại tươi tốt vào ban đêm.
  • Khi cây bị sâu đục nặng, thời gian héo của cây ngàng càng bị kéo dài và có nguy cơ chết dần.

 

cây lộc vừng bị sâu

Cách phòng tránh sâu đục thân lộc vừng

Cắt tỉa cây

Trong quá trình chăm sóc cây, bên cạnh việc tưới nước và bón phân thì cắt tỉa cây cũng là việc làm vô cùng cần thiết. Cắt tỉa cây vừa giúp cây phát triển tốt lại vừa dễ phát hiện các loại sâu bệnh.

Vì vậy, khi thấy cây quá um tùm, bạn cần tiến hành cắt tỉa bớt các cành nhỏ để tạo sự thông thoáng cần thiết cho cây nhé!

Kiểm tra thân cây

Bạn cần thường xuyên kiểm tra và quan sát trên thân cây xem có sự xuất hiện của những chiếc lỗ nhỏ có dạng hình tròn hay không.

Khi phát hiện sớm, bạn có thể bắt tay ngay vào việc trị sâu để gia tăng tỷ lệ sống cho cây.

Thông thường, theo định kỳ từ 15 – 20 ngày, bạn nên tiến hành kiểm tra một lần.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng thêm thuốc bảo vệ thực vật như thuốc lưu dẫn Basudin (Chế từ Diazinon) để rải xung quanh gốc cây. Nhờ nước mưa hay nước tưới cây, thuốc sẽ ngấm dần vào thân hay cành cây. Do đó, sâu sẽ bị tiêu diệt khi tấn công thân hay cành cây.

Nhưng bạn lưu ý không nên thường xuyên sử dụng loại thuốc này bởi nó sẽ gây hại đối với sức khỏe của bạn và những người xung quanh.

 

>>> Xem thêm <<<

Cách trị Cây lộc vừng mới bị sâu đục thân

Khi cây lộc vừng mới bị sâu đục thân tấn công vào thân hay cành non thì lá chỉ mới héo, vẫn còn màu xanh và mép lá hơi uốn cong. Khi này, bạn có thể trị sâu bằng cách:

  • Cắt bỏ toàn bộ cành non đã bị tấn công. Việc này sẽ mang lại hiệu quả rất cao, khoảng 80 – 90%.
  • Dùng vật cứng hay thanh kim loại chọc vào lỗ trên cành to, thân hay gốc cây để ngoáy và moi sâu ra.

Cách diệt sâu đục thân nặng trên lộc vừng

Đối với cây lộc vừng bị sâu đục thân nặng, bạn cần sử dụng các loại thuốc trừ sâu đục thân bên dưới để pha một lượng vừa đủ với nước:

  • Regent 800WG.
  • Vibasudin 50ND.
  • Viphensa 50ND.
  • Bini 58 40ND.
  • Vibam.

Sau đó, bạn dùng xi-lanh loại 5ml hay 10ml bơm thuốc thả vào đường hầm ở trong thân, cành hay gốc mà sâu đục thân đã gây ra. Cuối cùng, bạn dùng bông gòn, giấy mềm hoặc đất sét bít lỗ đục lại để sâu không thể thoát ra ngoài.

Xem thêm video: Cách trị sâu đục thân hiệu quả

 

Cách phòng trừ bệnh cho lộc vừng

  • Nếu cây lộc vừng của bạn bị bệnh, bị sâu đục thân. Bạn nên tách cây đó ra xa những cây khác. Tránh tiếp xúc những cây chưa bệnh để phòng lây lan. Khi nào chăm sóc các cây bệnh khỏe hẳn rồi hãy để chung
  • Tìm hiểu kỹ nguồn cung cấp cây trước khi mua. Tránh nhập cây từ nơi có nguồn bệnh.
  • Chú ý quan sát các cây thường xuyên. Kiểm tra nếu cây có dấu hiệu bệnh thì nên tiến hành cách ly và điều trị ngay.
  • Đối với cây chưa bệnh thì nên chăm sóc hàng ngày tốt. Giúp tăng sức đề kháng cho cây.

=> Xem Cách chăm sóc cây lộc vừng mới trồng như thế nào?

Vậy là Vườn Ươm Số 1 vừa chia sẻ xong với bạn toàn bộ cách trị sâu đục thân cây lộc vừng (2). Chúc bạn áp dụng thành công để giúp cây lộc vừng nhà mình luôn luôn sinh trưởng một cách tốt nhất.

Tôi là My Loan, quản lý vấn đề sổ sách và nội dung bài viết trên website Vườn ươm số 1

Hãy cùng VUS1 tìm hiểu thêm về các loại cây phổ biến nhé!

Cây lộc vừng Cây bóng mát Cây lấy gỗ
Cây thân gỗ Cây ưa bóng râm Cây công trình
Cây bonsai Cây bông trang Cây trồng hàng rào
Cây leo giàn Cây chịu nắng nóng Cây bụi cảnh quan
Cây cảnh quý hiếm Cây trang trí sân vườn Cây trồng công viên
Cây cho quán cafe Cây chuông vàng Cây trồng công viên
Cây thủy sinh Cỏ trồng sân vườn Cây bụi cảnh quan