Cây Bonsai là gì? Nghệ thuật cây cảnh Bon sai Nhật Bản

Thú vui chơi cây cảnh bonsai đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về cây bonsai.

Và trong bài viết sau đây, Vườn Ươm Số 1 sẽ cung cấp đến bạn những thông tin bổ ích về thú chơi cây cảnh đặc biệt này.

Nguồn gốc cây bonsai

Bonsai dịch theo nghĩa Hán Việt có nghĩa là “cây con trồng trong chậu”. Đây là loại cây có dáng cổ thụ nhưng kích thước nhỏ và được trồng trong chậu cảnh. Bonsai bắt nguồn từ Trung Quốc và lan rộng sang Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ban đầu người ta phát hiện trên núi có các cây nhỏ mọc hoang dã giống cây cổ thụ. Sau đó, họ đã đem nó về trồng trong chậu nhỏ và cắt tỉa làm dáng cho đẹp hơn. Bonsai có sức sống mãnh liệt trong mọi điều kiện, do đó, dù để trong nhà hoặc ngoài sân đều rất thích hợp.

Cây bonsai có kích thước từ nhỏ đến lớn, phổ biến là các loại cây cỡ nhỏ có tuổi đời cao, thân gốc to xù xì, lá xanh mượt. Cây được uốn nắn theo các thế đẹp có phong thủy thịnh vượng, may mắn và tài lộc.

Ý nghĩa của thú vui chơi cây bonsai

  • Cây bonsai hay còn gọi là cây cảnh dùng để trưng bày trong nhà hoặc ngoài sân đều được. Ý nghĩa của thú chơi cây cảnh bonsai sâu xa là dùng hình ảnh sức sống mạnh mẽ của cây mà động viên cho mỗi người phải kiên trì có quyết tâm trong cuộc sống. Rèn cho ta đức tính kiên nhẫn, cẩn thận và khéo léo trong xử lý công việc.
  • Bonsai đa phần là những cây cổ thụ lâu năm, thể hiện sự trường thọ là ước muốn của con người. Ngoài ra, cây còn tượng trưng cho Quân – Thần – Phụ – Tử; Tam cương – Ngũ thường – Tứ đức. Trong đó Quân là thân cây, cành lớn tượng trưng cho cành cây lớn, Phụ là nhánh cây nhỏ, Tử là lá cây. Tam cương tức ba tầng của cây bonsai, ngũ thường là năm cành của cây, Tứ đức là bốn đoạn của cây.

Phân biệt cây Bonsai, cây dáng thế và cây cảnh trồng chậu

Cây cảnh là gì? Cây dáng thế là gì? Cây Bonsai là gì?
Cây cảnh là những cây trồng để trang trí, thưởng thức vẻ đẹp của hoa, lá,… là chính. Cây dáng thế là cây cảnh nghệ thuật với sự tác động của con người tạo thành tác phẩm thể hiện ý nghĩa văn hoá phù hợp với thời đại. Bonsai là cây được trồng trong chậu, khay, được cắt tỉa tạo dáng theo một phương pháp đặc biệt.

 

Mang đầy đủ những yếu tố thẩm mỹ và ấn tượng thiên nhiên sẵn có.

Hay nói một cách khác, Bonsai là một cây hay một nhóm cây trong thiên nhiên được thu nhỏ lại nhưng dáng thế, thân của nó vẫn mang nét cổ thụ.

Nhuộm 1 màu thời gian cổ kín được trồng trong chậu, khay hay trên đá bằng 1 kỹ nghệ riêng biệt.

Những dáng cây cảnh bonsai cơ bản

Dáng trực

Cây dáng trực là cây có trục thân cây thẳng góc với mặt đất (thế đứng) α = 0 độ (nhìn tổng thể giữa ngọn và gốc hình thành đường thẳng hoặc gần thẳng đứng).

  • Ý nghĩa của cây cảnh dáng trực: Dáng trực trong nghệ thuật cây cảnh nó được nghệ thuật hoá để ẩn dụ thế hiên ngang, bất khuất…

Dáng xiên/ nghiêng hay dáng tà là

Là dáng mà trục của thân cây hơi nghiêng so với phương nằm ngang khoảng α = 20 độ – 70 độ.

  • Ý nghĩa của cây dáng xiêu: Ngoài thiên nhiên những cây này gặp trắc trở, thiên tai làm đổ nghiêng nhưng cây vẫn sống và vươn lên.
  • Về thẩm mỹ: Các cây có dáng xiêu thường trông rất mềm mại, duyên dáng nhã nhặn, thường thể hiện hình tượng của người phụ nữ.

Dáng hoành

Dáng hoành là là dáng cây mà trục của thân cây nằm ngang so với mặt chậu.

  • Ý nghĩa của cây cảnh dáng hoành: Dáng hoành ở ngoài tự nhiên thường là những cây có điều kiện sống khó khăn nhưng cây vẫn sống và nảy lộc đâm chồi (cây nằm ngang trên mặt đất α = 70 độ ≤ 90 độ).
  • Về thẩm mỹ: Dáng cây này khá khác thường, ngoạn mục biểu hiện sự mềm mại dịu dáng, duyên dáng…

Dáng huyền

Cây dáng huyền là cây có gốc trong chậu nhưng thân cây trườn qua mép chậu đổ xuống phía dưới như dòng thác đổ. Ngọn cây dài hơn đáy chậu và có xu hướng ngóc lên. Cây mọc vách đá α > 90 độ.

  • Ý nghĩa của cây cảnh dáng huyền: Ngoài thiên nhiên những cây này thường sống trong điều kiện khí hậu nghiệt ngã nhất (cây ở sườn núi, vách đá…) nhưng cây vẫn có thể sống, gốc cây bám chắc vào đá, treo leo giữa trười mây, ngọn cây vươn lên tạo hình ảnh của sự kiên trì nhẫn nại vượt qua phong ba bão táp hướng tới tương lai phát triển.
  • Về thẩm mỹ: Dáng cây thể hiện sự mềm mại, dịu dàng, sự tươi trẻ… song tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt.

Đặc tính của một số giống cây bonsai phổ biến

Sau đây là đặc điểm của 1 vài loại cây bonsai phổ biến ở nước ta hiện nay.

Cây Duối

Thân cây sần sùi nhiều u bướu, vỏ cây dày, màu xám trắng, có nhựa mủ. Cây duối nhám có cành nhiều, sù sì, dài. Gỗ mềm dễ uốn dáng. Lá cây là dạng lá đơn, hình trái xoan dài. Mép lá gợn sóng có răng cưa, mặt lá nhám. Lá non màu lục, lá già màu xanh thẫm.

Khi trồng cây, bạn nên lưu ý rằng không để cây ở chỗ nhiều nắng. Khi đó lá sẽ nhỏ và chuyển màu vàng lục. Vào mùa đông, bạn không nên thay chậu hay cắt tỉa cây. Ngoài ra, cần tưới nước thường xuyên không để đất bị khô.

Cây Cần Thăng

Đây là loại cây cần thăng gỗ nhỏ, phân cành ngang, thân nổi u bướu. Vỏ cây có nhiều vết sần, màu trắng xám, cành có gai. Lá cây thuộc dạng lá kép lông chim với 9 – 11 lá phụ. Lá màu xanh bóng, có hình trái xoan ngược.

Cây sinh trưởng và phát triển rất nhanh nên cần cắt tỉa chồi liên tục để duy trì dáng. Ngoài ra, khi bạn quấn dây vào vỏ thì phải thường xuyên kiểm tra, tránh việc cây lớn nhanh sẽ gây vết hằn trên thân cây.

Cây Đa lá trơn

Cây này thuộc dạng gỗ lớn, thân cành có nhiều rễ khí sinh. Vỏ màu nâu xám, có nhựa mủ, cành cây dài. Lá thuộc loại lá đơn mọc cánh, màu xanh ngọc bích, gốc tù tròn và dày bóng.

Bình thường các cây đa lớn sẽ được trồng làm cây bóng mát trong nhà, sân vườn.

Cây bonsai đa lá trơn

Để giữ dáng cây khi trưng trong nhà thì cần chọn chỗ có nhiều ánh sáng, cưa cắt cành to thường xuyên để giữ dáng.

Cây Đa lông

Đây là cây gỗ lớn, cành non có lông mịn màu vàng, phân cành nhiều. Lá thuộc dạng lá đơn mọc cách, hình bầu dục, mũi nhọn ở đỉnh gốc lá. Lá cây có màu xanh pha trắng, có lông màu vàng.

 

Khi trồng cây này, Vườn Ươm Số 1 khuyên bạn nên lấp đất tạo ụ lần đầu để có bộ rễ đẹp. Ngoài ra, cần lưu ý không bày cây dưới ánh nắng gắt.

Cây Lộc vừng

Cây Lộc vừng thuộc dạng cây bụi, lá kép màu xanh thẫm, có hình trái xoan thuôn ở đầu. Thân cây xù xì, vỏ màu xám đen, gỗ mềm.

  • Phân cành nhiều, cành cây mập và cong.
  • Hoa Lộc vừng có màu đỏ, mọc đơn và mọc chùm ở nách lá.
  • Cả hoa và lá đều có mùi thơm.
  • Quả Lộc vừng màu đỏ, tròn bằng ngón tay.

Khi cây ra hoa quả thì cần hạn chế cắt tỉa, cần bón phân thúc cho cây. Lưu ý tưới nước khi thấy đất mặt chậu se lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể bó đá vào gốc và cho nước vào ngâm.

[Tổng hợp] Top Cây lộc vừng ĐẸP NHẤT ở việt nam và thế giới

Cây phong lá đỏ

Phong lá đỏ có nguồn gốc trừ Trung Quốc và Nhật Bản, với sắc đỏ rực rỡ của lá sẽ mang đến cho không gian nơi ở của bạn thêm phần ấm áp và một nét dịu dàng của mùa thu, thích hợp để trang trí trên bàn làm việc. Màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc nên chúng rất được ưa chuộng.

Cây sinh trưởng mạnh mẽ trong điều kiện đất thoát nước tốt, nếu sử dụng làm bonsai thì phải tưới nước hằng ngày và để cây dưới bóng râm, không nên để dưới ánh nắng trực tiếp thời gian lâu vì có thể sẽ làm hư lá.

Để tạo thêm nét đẹp cho cây chúng ta có thể tỉa chồi, tỉa lá quanh năm nhưng phải có kỹ thuật và sự cẩn thận, chúng có thân, cành, lá đẹp nên rất được ưa chuộng bởi các nghệ nhân bonsai.

Thay chậu 2 năm một lần vì rễ phát triển rất nhanh. Vào mùa xuân cây có thể bị phát bệnh bởi các loài rệp, bạn có thể sử dụng thuốc xịt hoặc loại bỏ rệp bằng tay.

Cây Si

Si rất được phổ biến trong bộ sưu tập cây cảnh bonsai, giống như Đa hay Sanh, trong tự nhiên cây Si cũng là loại cây có thân gỗ lớn, rễ to, sức sống dồi dào, phát triển tốt trong mọi điều kiện khó khăn và sinh trưởng phổ biến trong nước ta, tán rất to cho bóng mát rất đáng kể.

Với những phiến lá to nên sự quang hợp của nó rất tốt, tích cực làm trong lành không khí, giảm các khí độc gây hại cơ thể. Rất thích hợp trồng ở những ngôi chùa, sân vườn café hoặc nhà hàng, khách sạn.

Với hình thể to lớn, cây si thích hợp làm cây bonsai cỡ trung hoặc đại, rất ít người sử dụng làm cây bonsai mini để bàn. Tán lá rất to nên có thể tạo ra nhiều kiểu tán cây đa dạng tùy theo ý muốn.

Cây si không kén đất trồng nên rất dễ chăm sóc, chú ý lượng nước tưới và bón phân hợp lý thì cây sẽ phát triển mạnh mẽ. Vào mùa lạnh nên cắt tỉa rễ mọc từ cành để cây được thông thoáng dễ đâm chồi nảy lộc.

Cây sanh bonsai

Chúng ta đã thấy rất nhiều cây sanh to, thậm chí là cây sanh cổ thụ với những cọng rễ to rũ xuống từ những tán cây phía trên. Ngoài việc để che mát, các cây sanh mini còn được các nghệ nhân bonsai chăm sóc uốn tạo chúng thành một trong những loại cây kiểng có giá thành rất cao.

>>> Xem thêm: Cách tạo thế cây sanh bonsai <<<

Tùy theo chiều cao từ 20cm cho đến 1m mà có thể trưng bày ở các bạn công đến nhà hàng hay quán café sân vườn, giúp không gian thêm tươi mát. Cây Sanh không kén đất, thích hợp trồng ở những nơi có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, cần một lượng nước lớn để sinh trưởng và phát triển. Khi thiếu nước cây sẽ phát triển chậm, trên thân xuất hiện các điểm lồi trắng. Ngoài bộ phận rễ gốc, trong mùa mưa còn hình thành thêm các loại rễ từ trên cành cây và ăn dài xuống đất. Cành Sanh dẻo, rất dễ uốn, từ trên cành, hình thành các tán lá rộng và rậm rạp nhìn rất bắt mắt.

Cây Du

Cây Du có tên khoa học là Ulmaceae, thuộc một họ thực vật có hoa bao gồm các loài du và cử. Là loại cây thích khí hậu ấm áp ôn hòa, thích ánh sáng nhưng không thích nắng gắt, thích bóng râm, có khả năng chịu khô hạn và đất bạc màu nhất định, thích đất ẩm ướt và khả năng ra chồi non mạnh.

 

Cây có gỗ nhỏ, vỏ cây du có màu xám nhạt khi lúc trưởng thành vỏ sẽ tự bong ra. Lá cây du nhỏ hình oval rìa mép lá có hình răng cưa. Cây du là loại ưa nước, khi trồng nên tưới nước nhiều cho cây.

Nên đặt cây trên ban công, bệ cửa sổ hoặc sân vườn có đủ ánh sáng mặt trời, mùa hè không cần phải che mát, vào mùa đông nên đặt chậu ở trong phòng.

Cây du mọc rất khỏe cần xén tỉa chồi liên tục để duy trì dáng cây như mong muốn. Chú ý khi quấn dây vào vỏ, thường xuyên kiểm tra để tháo dây tránh tạo vết trên thân, khi thay chậu cần nâng rễ và tạo rễ nổi cho cây.

Cây Mai chiếu thủy

Cây mai chiếu thủy là một loài cây thân gỗ với cành nhánh dài mảnh, dễ uốn nắn, tạo dáng bonsai.

  • Hoa mai chiếu thủy nhỏ có màu trắng, dạng ngù ở ngọn các cành hướng xuống dưới (hướng xuống đất) hay được gọi là cây mai chiếu thủy (hướng xuống mặt nước).
  • Lá cây mai chiếu thủy có dạng trái xoan đến dạng giáo, nhọn ở đỉnh và góc ở phần gốc, cuống ngắn hoặc gần như không có, kích thước lá tùy thuộc nhiều vào điều kiện môi trường sống và giống cây.

Cây mai chiếu thủy bonsai thường dùng trang trí ngoại thất sân vườn, quán cafe, nhà hàng, khách sạn, công ty… Với dáng dấp cao lớn của cây mai chiếu thủy bonsai này, bạn có thể chưng bày chúng nơi cổng vào, 2 bên cửa…

Các loại cây cảnh quý cho gia đình thêm đẹp

Cây bonsai thường được trồng ở đâu?

Cây bonsai có khả năng thích nghi cao nên dù để trong nhà hay ngoài vườn đều có thể sinh trưởng tốt.

Có những loại cây bonsai mini, có kích thước nhỏ thường được để trên bàn làm việc. Những loại bonsai lớn hơn có thể được đặt ở phòng khách hay trưng ngoài vườn.

Cây bonsai có khả năng tạo cảnh quan đẹp, giúp cho không gian thêm phần trang trọng, tươi mới. Cây bonsai còn giúp thanh lọc không khí. Đó cũng chính là lý do thú chơi bonsai đang được rất nhiều người ưa chuộng.

Cách chăm sóc cây bonsai

Chăm sóc cây bonsai không khó nhưng cần sự tỉ mỉ. Bạn cần đặt cây ở vị trí có nhiều ánh sáng. Ví dụ như gần cửa sổ, ban công… nhưng ánh sáng không được quá gắt. Với 1 số loại cây, bạn cần tránh ánh nắng từ 11h30 – 14h30.

Cây bonsai không cần tưới quá nhiều để tránh thối rễ. Bạn có thể phun sương cho lá cây để cây xanh tốt nhưng không được tưới đẫm. Ngoài ra, bạn cũng cần thay chậu khoảng 2 năm/lần để tạo đất mới và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Bạn nên thay chậu vào mùa xuân hoặc thu.

Bên cạnh đó, bạn nên cắt tỉa và uốn nắn cây thường xuyên để giữ được dáng đẹp. Cây phát triển mạnh vào màu xuân và đây cũng là thời điểm tốt nhất để cắt tỉa cây.

(1)

Với những thông tin chi tiết về các loại bonsai cũng như cách chăm sóc chúng, Vườn Ươm Số 1 hy vọng bạn đã hiểu hơn về thú chơi cây cảnh đặc biệt này. Chăm sóc bonsai cần sự tỉ mỉ và kiên nhẫn để tạo nên dáng cây đẹp. Bạn hãy thử mua chậu bonsai để trải nghiệm thú vui này nhé.

Tôi là My Loan, quản lý vấn đề sổ sách và nội dung bài viết trên website Vườn ươm số 1

Hãy cùng VUS1 tìm hiểu thêm về các loại cây phổ biến nhé!

Cây lộc vừng Cây bóng mát Cây lấy gỗ
Cây thân gỗ Cây ưa bóng râm Cây công trình
Cây bonsai Cây bông trang Cây trồng hàng rào
Cây leo giàn Cây chịu nắng nóng Cây bụi cảnh quan
Cây cảnh quý hiếm Cây trang trí sân vườn Cây trồng công viên
Cây cho quán cafe Cây chuông vàng Cây trồng công viên
Cây thủy sinh Cỏ trồng sân vườn Cây bụi cảnh quan