Nguyệt quế được xem là 1 loài cây công trình cho hoa đẹp. Cây thường được trồng thành bụi hay thành hàng trong sân vườn.
Hoa nguyệt quế rất thơm, tán lá xanh, đẹp nên được rất nhiều người ưa chuộng.
Và sau đây, Vườn Ươm Số 1 sẽ cung cấp đến bạn những thông tin về nguồn gốc, đặc tính và cách chăm sóc cây nguyệt quế.
Nguồn gốc của cây nguyệt quế
Cây hoa nguyệt quế có tên khoa học là Murraya paniculata (1). Đây là loài thực vật thuộc giống cây bonsai, họ cam.
Cây còn có những tên gọi khác là cây nguyệt quới, cây nguyệt quý. Tại nước ta, cây nguyệt quế rất được ưa chuộng vì hoa thơm quyến rũ và vẻ đẹp mộc mạc. Cây nguyệt quế còn là biểu tượng của sự chiến thắng, tài lộc.
Cây nguyệt quế có nguồn gốc từ các nước Châu Á, đặc biệt là những vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây nguyệt quế phân bố nhiều ở các khu rừng và tập trung nhiều nhất ở các khu vực ven sông, ven suối…
Những giống cây nguyệt quế ở nước ta hiện nay có 3 loại: Nguyệt Quế Lá Nhỏ, Nguyệt Quế Lá Nhỏ Thân Xoăn, Nguyệt Quế Lá Lớn. Trong đó, giống Nguyệt Quế Lá Nhỏ Thân Xoăn là được ưa chuộng nhất.
Nguyệt quế là 1 trong những loại cây hoa ưa bóng râm dễ trồng
Đặc tính của cây nguyệt quế
Nguyệt quế là loài thân gỗ. Thân cây nhỏ, có chiều cao từ 2 – 6m, khi non có màu xanh và chuyển sang màu nâu khi già. Lá của cây nguyệt quế mọc xen kẽ nhau theo thân.
- Cụm lá của cây dài chừng 12cm, mỗi bên gồm 3 – 9 chiếc đối xứng nhau. Lá non có hình bầu dục hẹp, phía đầu lá nhọn.
- Hoa nguyệt quế có mùi thơm đặc trưng, mọc thành từng cụm gồm 8 bông tại nách lá hoặc đỉnh nhánh. Đài hoa màu xanh và 5 cánh màu trắng, uốn cong về phía sau, đường kính hoa khoảng 12 – 18 mm.
- Đầu nhụy có dạng hình cầu. Vì là loài thuộc họ cam nên hoa nguyệt quế khá giống với hoa cam, hoa quýt, hoa bưởi.
- Hoa nở chủ yếu vào cuối đông đầu xuân. Quả nguyệt quế hình tròn, khi chín có màu cam, đỏ và mọng nước.
Cây nguyệt quế thường được trồng ở đâu?
Cây nguyệt quế thường được trồng để trang trí trong sân vườn, hoặc đặc ở văn phòng, bàn làm việc, bàn học. Cây cũng thường được chọn trồng trước cửa nhà để tạo cảnh quan và có ý nghĩa là sẽ mang lại điều tốt lành cho gia chủ.
>>> Xem thêm: Các loại cây thân gỗ trồng trong nhà đẹp
Người ta thường trồng cây thành hàng rào hoặc trồng trong chậu rồi tỉa tót với nhiều hình dáng khác nhau. Cây cũng được sử dụng để tạo hình nghệ thuật bonsai.
Cây nguyệt quế cũng có thể trồng tại các vùng chuyên canh để làm thuốc. Cây có vị cay, đắng, tính ấm. Do đó, có tác dụng trị các chứng phong thấp, đau xương khớp, gây tê, tiêu viêm. Ngoài ra, còn có thể trị tiêu chảy, kiết lỵ và trị các vết côn trùng cắn.
[Tổng Hợp] Top 33 các loại cây công trình được ưa chuộng nhất 2020
Cách chăm sóc cây nguyệt quế
Có rất nhiều cách để trồng cây nguyệt quế. Cụ thể là chiết cành, ghép mắt, giâm cành, gieo hạt. Trong đó, được sử dụng nhiều nhất là phương pháp ghép mắt.
Bạn sẽ chọn cây mẹ không bị sâu bệnh, khỏe mạnh, chọn cành bánh tẻ ra hoa được 1 – 2 lần, không quá già. Sau khi ghép, lưu ý không để mắt ghép bị bẩn, bầm dập.
Đất trồng cây nên là đất thông thoáng và màu mỡ, độ pH từ 5 – 7. Bạn có thể trộn đất theo công thức sau: lấy đất phù sa, xơ dừa, phân chuồng, mùn trấu trộn theo tỉ lệ 2:1:1:1.
Đây là loài cây ưa sáng nên hãy để cây ở nơi có nắng. Cường độ ánh sáng thích hợp nhất là vào buổi sáng và buổi chiều tối. Nhiệt độ thích hợp nhất là 23-29 độ C.
Cây nguyệt quế chịu hạn kém nên phải thường xuyên được cung cấp đủ nước. Ngoài ra, để cây ra hoa nhiều, Vườn Ươm Số 1 khuyên bạn nên bón phân định kỳ cho cây 1 – 2 tháng/lần. Bạn có thể dùng 5-10g phân NPK 20-20-15 hoặc 15-20g phân Dynamic để thúc đẩy cây phát triển.
Nếu trồng cây trong chậu mà thấy nhiều rễ con chồi trên mặt đất và cây kém tươi thì nên thay đất cho cây. Bạn nên loại bỏ 1/3 lớp đất cũ trong chậu thay bằng hỗn hợp đất sạch. Thông thường thì cứ 3 – 4 tháng thì thay lần. Thời điểm thay tốt nhất là vào mùa xuân, hoặc trước mùa mưa để cây đâm chồi nảy lộc đúng vụ.
Khi cây trưởng thành, bạn nên cắt tỉa cây thường xuyên 1 tháng/lần vào mùa mưa và 2 tháng/lần vào mùa nắng. Cây nguyệt quế thường bị mắc 2 loại bệnh là thối gốc và loét do vi khuẩn. Do đó, bạn cũng nên lưu ý tìm hiểu những biện pháp ngăn chặn để cây có thể sinh trưởng thật tốt.
Cây nguyệt quế công trình
Cây nguyệt quế là loại cây rất được ưa chuộng do có hoa thơm và mang những ý nghĩa tốt đẹp. Cây thích nghi với môi trường rất tốt, thường được trồng ngoài trời để tạo cảnh quan đẹp. Cây cũng thường được dùng để tạo hình bonsai, vốn là 1 thú chơi rất nghệ thuật.
Hy vọng qua bài viết trên của Vườn Ươm Số 1, bạn đã hiểu hơn về nguồn gốc, đặc tính cũng như cách chăm sóc cây nguyệt quế.
Tôi là My Loan, quản lý vấn đề sổ sách và nội dung bài viết trên website Vườn ươm số 1