Cây Sấu Công Trình - Vườn Ươm số 1

Cây sấu công trình là loài cây phổ biến có ở hầu hết các tỉnh nước ta. Cây sấu có rất nhiều công dụng, mang đến nhiều giá trị về mặt kinh tế cũng như sức khỏe, đời sống.

Hãy cùng Vườn Ươm số 1 đi tìm hiểu về đặc điểm, công dụng cũng như lý do vì sao cây sấu được trồng nhiều ở công trình qua bài viết dưới đây.

Nguồn gốc và xuất xứ của cây sấu

Cây sấu công trình thuộc họ Anacardiaceae (đào lộn hột), có tên khoa học là Dracontomelon duperreanum (1). Cây sấu còn có những tên gọi khác như long cóc, sấu trắng, sấu tía.

Cây sấu được trồng chủ yếu ở phía Bắc Việt Nam. Nhiều nhất là rừng Cúc Phương và xung quanh hồ Ba Bể của Bắc Kạn. Thậm chí, khi đến đây, các bạn có thể được nhìn thấy những cây sấu có tuổi thọ rất cao, thậm chí tới cả ngàn năm tuổi.

Đặc điểm và công dụng của cây sấu công trình

Cùng tìm hiểu chi tiết về cây sấu thông qua đặc điểm và công dụng của loài cây này ngay dưới đây.

1. Đặc điểm của cây sấu

Cây sấu là cây thuộc thân gỗ với tán lá xanh và rộng, sống lâu năm. Loài cây này có chiều cao tối đa lên tới 30 mét.

  • Thân sấu có màu nâu, vỏ nhẵn. Cành màu xám tro, có lông nhung và có rất nhiều cạnh nhỏ.
  • Lá sấu là lá kép xếp so le hai bên giống hình lông chim, mỗi lá có chiều dài khoảng từ 6 – 10cm, riêng lá chét dài tới 17cm.
  • Tổng chiều dài của cuống chính tính từ cành đến cuống lá chét dài đến 45 cm. Lá có hình bầu dục, trong đó gốc lá tròn nhưng đầu nhọn. Lá nhẵn có màu xanh sẫm, mặt dưới của lá có đường gân nổi bật.
  • Hoa sấu có màu trắng, nhỏ, mọc ở phần ngọn hay sát ngọn thành từng chùm.
  • Hoa sấu rất nhiều nhưng tỷ lệ thụ quả phụ thuộc vào sự thụ phấn của côn trùng. Vì thế, tỉ lệ cho quả của cây sấu thường ít và không nhiều như vải, nhãn.

Quả sấu có đường kính từ 1.5 – 2 cm, hình cầu nhưng hơi dẹt, có màu vàng chanh khi chín và bên trong có 1 hạt màu nâu. Đây là loại cây ăn quả cho bóng mát phổ biến.

Cây cho hoa vào mùa xuân và thu hoạch quả vào mùa hè, giai đoạn từ tháng 7 đến cuối tháng 8. Trong điều kiện lý tưởng, cây sấu có thể cho quả liên tục trong vòng 50 năm.

2. Công dụng của cây sấu

  • Quả sấu tươi có thể cạo vỏ để ngâm làm nước giải khát vào mùa hè hay để nấu các món canh chua.
  • Quả sấu còn được dùng để chế biến thành các món ăn vặt như ô mai, mứt, sấu dầm…
  • Trong y học cổ truyền, người ta cũng dùng lá, quả, vỏ sấu để điều tị một số bệnh của con người như ho, đau họng, nhiệt miệng, mụn nhọt…
  • Cây sấu công trình còn có tác dụng tạo cảnh quan tại các khu công cộng, điều hòa không khí cũng như tạo bóng mát cho không gian.

Nên trồng cây sấu ở đâu

Cây sấu công trình có thể thích nghi với mọi thổ nhưỡng và sinh thái nên rất dễ trồng. Loài cây này có rễ cọc ăn sâu xuống dưới lòng đất, nên có thể sinh trưởng, phát triển ngay cả ở những nơi có nắng hạn kéo dài. Ngoài ra, cây sấu cũng có thể trồng ở vùng đất nhiều mùn, khô ráo, không bị úng nước.

Cây sấu công trình là cây lâu năm, mọc khỏe không những cho bóng mát mà còn cho quả với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người.

Từ những điều kiện kể trên, chúng ta có thể trồng cây sấu công trình ở vườn nhà, tại các khu di tích, ven đường phố, thậm chí là trồng sấu ở khu rừng phòng hộ... Tuy nhiên, cây sấu có chiều cao lên tới 30 mét và tán xòe rộng nên chúng ta không nên trồng nhiều cây này cùng một chỗ mà nên trồng theo hàng.

Sấu cũng là loại cây thường được trồng trong các trường học

Ngoài ra, cây sấu cũng là loại cây ưa sáng, không chịu được trong bóng râm hoặc trời tối. Vì thế, các bạn có thể trồng loài cây này bên cạnh bìa rừng, nơi có đủ nguồn sáng để sấu sinh trưởng tốt nhất.

Vì sao cây sấu được ưa chuộng cho cây công trình

Với nhiều ưu thế nổi bật nên cây sấu ngày càng được ưa chuộng sử dụng làm các loại cây cảnh công trình. Có thể kể đến như:

1. Cây sấu dễ trồng, giúp tạo cảnh quan và bóng mát cho công trình

Cây sấu công trình là cây trồng lâu năm, có tán rộng nên tạo bóng mát và che nắng cho mọi người.

Cây sấu thích nghi với mọi điều kiện từ thời tiết nắng nóng, rét lạnh cho đến mưa to, gió lớn. Vì vậy, cây có thể sinh trưởng, phát triển ở mọi công trình khác nhau, sân vườn, dải phân cách, đường phố, trường học, bệnh viện…

Cây sấu công trình khá dễ trồng, không kén đất, không tốn thời gian chăm sóc mà cây vẫn có thể sinh trưởng và phát triển bình thường. Do đó, cây sấu rất thích hợp để trồng tại các khu công trình không được chăm bón thường xuyên mà vẫn phát triển tốt.

2. Cây sấu mang lại giá trị kinh tế cao

Mọi người cũng có thể trồng cây sấu trong các chậu cảnh. Sau đó, tiến hành cắt tỉa, uốn nắn nghệ thuật để mang lại tác phẩm đẹp mắt, có giá trị cao.

Cây sấu giúp cung cấp quả, thậm chí lấy gỗ đối với những cây lâu năm. Vì vậy, cây sấu góp phần mang lại giá trị kinh tế.

Các loại Cây Xanh Đô Thị trồng vỉa hè đường phố dễ bắt gặp

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về cây sấu công trình cũng như những ưu điểm của nó. Cây sấu thích nghi ở điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều như ở nước ta mà không tốn nhiều công chăm sóc. Các bạn có thể liên hệ tới Vườn Ươm số 1 để tìm hiểu chi tiết hơn về loài cây này cũng như biết cách trồng, chăm sóc tốt nhất.

Tôi là My Loan, quản lý vấn đề sổ sách và nội dung bài viết trên website Vườn ươm số 1