- Tên thường gọi: Trinh nữ hoàng cung
- Tên gọi khác: Tỏi lơi lá rộng
- Tên khoa học: Crinum latifolium L.
- Họ: Thủy tiên (Amaryllidaceae)
1. Tổng quan về dược liệu Trinh nữ hoàng cung
1.1. Cây trinh nữ hoàng cung
Trinh nữ hoàng cung là một loài cỏ, thuộc thân thảo, thân hành như củ hành tây, gần giống cây náng hoa trắng, đường kính 10 – 16cm, bẹ lá úp vào nhau thành thân giả dài từ 8 – 15cm.
Nhiều lá mỏng kéo dài từ 70 – 120cm, rộng 3 – 9cm, lượn sóng ở hai bên mép lá, có gân song song, có màu đỏ tía của sắc tố antocyan.
Tìm hiểu chung về cây trinh nữ hoàng cung
Cán hoa dài 20 – 50cm, hoa mọc thành tán dài từ 10 – 20 bông, bẹ tam giác màu xanh ve dài từ 5 – 7 cm, hoa có cuống ngắn. Hoa dài 10 – 20cm, màu trắng, vệt phớt hồng ở giữa tạo thành ống dài 7 – 10cm. Từ thân hành mọc ra rất nhiều củ con, người dân thường dung củ con trồng riêng dễ dàng. Mùa hoa nở từ tháng 8 – 9.
1.2. Phân bố khu vực, bộ phận dùng
Loài cây này xuất hiện chủ yếu ở Thái Lan và Campuchia, ở Việt Nam cây phát triển tốt ở miền nam nhờ khí hậu nóng ẩm vùng nhiệt đới, nhiệt độ từ 22 – 27 độ C
Trinh nữ hoàng cung được trồng chủ yếu ở Quảng Nam, Đà Nẵng đi về phía nam, sau này có nhân giống được trồng thêm ở phía bắc.
Cây trinh nữ hoàng cung như thế nào?
Bộ phận hay dung là lá và thân hành của trinh nữ hoàng cung để làm thuốc, dùng tươi hoặc phơi khô, có người thái nhỏ, hạ thổ dùng dần. Ở một số nước, người dân còn dùng cả cánh hoa.
1.3. Thành phần hóa học: chứa chất kháng u bướu
Rất nhiều công trình nghiên cứu về cây trinh nữ hoàng cung từ năm 1983 công bố thành phần của cây bao gồm khoảng 32 alcaloids, trong đó có 2 nhóm là không dị vòng (latisonin, beladin,..) và dị vòng (crinafolidin, pratorin,…).
Trong đó có một số alcaloids kháng u như: crinafolin, crinafolidin, lycorine, b – epoxyambellin tác dụng trên tế bào T – lymphocyte và chất kháng khuẩn như hâmyne )bulbispenminem flavônid, demethylcrinamine)
Ngoài alcaloids còn có các hợp chất bay hơi ở thân rễ cây aldehyd, acid hữu cơ, terpens và glucan A, glucan B. Việt Nam đã có các nghiên cứu cho thấy trinh nữ hoàng cung có 11 alkaloid, 11 axit amin, axit hữu cơ. Các axit amin là phenylalanin, 1-leucin, dl-valin và arginin monohydroclorid.
1.4. Công dụng, tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung
Cây trinh nữ hoàng cung sử dụng để trị bệnh gì? Dân gian, người ta dùng nước sắc của lá để trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng và u xơ tiền liệt tuyến., ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, phổi, gan và chữa đau dạ dày. Ở phía Nam còn dùng để chữa bệnh đường tiết niệu.
Cây trinh nữ hoàng cung trị bệnh gì?
Nghiên cứu hiện đại thì cho thấy: trong trinh nữ hoàng cung có cao methanl và alkaloid mang khả năng ức chế phân bào, làm chậm phát triển khối u khi thí nghiệm trên chuột bị ung thu đùi. Lycorin ức chế protein và ADN trong tế bào con chuột.
Chất này cũng khiến tế bào u giảm khả năng sống sót, đồng thời còn ức chế sự phát triển của virus gây bại liệt.
Trinh nữ hoàng cung là vị thuốc có vị đắng, chát, có tác dụng gây sung huyết da.
1.5. Cách sử dụng cây trinh nữ hoàng cung và liều dùng
Mỗi lứa tuổi, giới tính, cơ địa, tình trạng sức khỏe sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau. Tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến chuyên gia của các bác sỹ y tế trước khi đưa ra sử dụng
Dân gian: mỗi ngày uống nước sắc của 3 – 5 lá trinh nữ hoàng cung, thái nhỏ 1 – 2cm, sao khô màu vàng uống trong 7 ngày rồi nghỉ 7 ngày, uống 7 ngày. Tổng cộng 3 đợt uống là 7x3x3 = 63 lá.
Tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung
Lá và thân hành giã nhuyễn, nát, đem hơ nóng, dùng xoa bóp ngoài da làm sung huyết da chữa tê thấp, nhức mỏi.
Ở Ấn Độ, người ta dùng thân hành xào xóng, giã rồi đắp trị thấp khớp, mụn nhọt hay áp xe. Ở Campuchia lại dùng để trị phụ khoa.
2. Bài thuốc dân gian trinh nữ hoàng cung trị bệnh
2.1. Giảm đau khớp, chữa chấn thương, máu bầm
Hái lá, rửa sạch, xào nóng, đắp lên vùng chấn thương. Thân hành, lá cối xay, dây đau xương, huyết giác 20g mỗi loại và quốc lão 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Thân hành đem nướng, giã dập ra đắp nơi bị máu bầm, sung. Mỗi ngày 2 – 3 lần
Cách sử dụng cây trinh nữ hoàng cung giảm đau khớp
2.2. Viêm loét dạ dày
3 lá trinh nữ rửa sạch, sắc với 2 chén nước đến khi cạn còn nửa chén. Chia thành 3 phần uống sau 3 bữa ăn chính.
200g lá phơi khô, sắc uống tương tự như lá tươi
Liệu trình: kéo dài từ 20 – 25 ngày. Nghỉ 10 ngày rồi uống liệu trình mới
2.3. Ho, viêm phế quản
Lá trinh nữ hoàng cung, tang bạch bì mỗi loại 20g, ô phiến 10g, cam thảo dây 6g. Đem sắc còn 200ml, chia thành 3 lần uống
Lá bồng bồng, lá táo chua mỗi loại 12g, lá trinh nữ hoàng cung 20g, hương tư tử 6g. Mỗi ngày sắc 1 thang chia uống từ 2 – 3 lần
Cây trinh nữ hoàng cung chữa bệnh ho, viêm phế quản
2.4. Viêm họng hạt
1/3 lá trinh nữ hoàng cung tươi, 3g rễ cây dằng xay. Rửa, ngâm nước muối cho sạch. Khi viêm họng hạt lấy nhai với vài hạt muối ăn, nuốt nước từ từ cho thấm vào cổ họng, bỏ bã
2.5. U xơ tuyến tiền liệt, rối loạn tiểu tiện ở người già
Sắc 20g lá trinh nữ lấy nước uống làm 2 – 3 lần/ngày
20g lá trinh nữ hoàng cung, 12g xa tiền tử, 6g hương tư tử. Sắc nước dùng 1 thang/ngày
20g huyết giác, 20g lá trinh nữ, 12g rễ ngưu tất nam, 10g ba kích, 6g hương tư tử. Nấu nước đặc uống 2-3lần/ngày
2.6. U xơ tử cung, rong kinh, chảy máu âm đạo, đau bụng dưới
- 20g lá trinh nữ sắc uống 2-3lần/ngày
- 20g lá trinh nữ, 20g hạ thảo khô, 6g hương tư tử, 8g hoàng cầm, 12g rễ cỏ xước. Sắc nước đặc thành 3 phần uống trong ngày.
- Lá trinh nữ, lá sen, dừa dại, ngải cứu 20g mỗi loại, 12g ích mẫu, 6g hương tư tử. Sắc nước đặc thành 3 phần uống trong ngày.
- 6g hương tư tử, 12g lá sao đen, 20g lá trinh nữ. Sắc nước uống 1thang/ngày
2.7. Trị mụn nhọt
2 – 3 lá trinh nữ, hơ qua lửa cho nóng, giã nát rồi đắp vào chỗ bị mụn nhọt khi còn nóng.
20g bèo cái, 20g trinh nữ hoàng cung, 6g cườm thảo đỏ. Sắc 1 thang/3 lần uống/ngày
20g lá trinh nữ, 6g cườm thảo đỏ, 20g kim ngân hoa. Sắc 1 thang/3 lần uống/ngày
Cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng trị mụn nhọt
2.8. Ung thư vú, đại tràng, cổ tử cung
20g trinh nữ hoàng cung, 20g nga truật, 50g lá đu đủ khô, 10g xuyên điền thất. Sắc 3 chén nước cho cạn thành 1 chén. Chia uống 3lần/ngày sau 3 bữa chính.
3. Lưu ý khi sử dụng trinh nữ hoàng cung
3.1. Tác dụng phụ của cây trinh nữ hoàng cung
Chưa ghi nhận tình huống gây ra tác dụng phụ của cây trinh nữ. Tuy nhiên thuốc điều chế bằng cây trinh nữ thì đã được chứng minh không gây tác dụng phụ rồi.
“Đánh giá hiệu quả và khả năng chấp nhận thuốc Crila trong điều trị bệnh u xơ nhẵn tử cung (u xơ tử cung)”, cũng là đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ do PGS-TS Vương Tiến Hòa, Bệnh viện Phụ sản trung ương làm chủ nhiệm. Kết quả cho thấy: thuốc có hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân u xơ tử cung (đặc biệt là đối với u xơ tử cung có kích thước từ 6 cm trở xuống) với hiệu quả điều trị đạt 79,5%. Thuốc có độ an toàn cao, không có tác dụng phụ. Với kết quả nghiệm thu xuất sắc, hội đồng khoa học đã nhất trí đề nghị Bộ Y tế cho phép bổ sung thêm tác dụng thứ hai của viên nang Crila là điều trị u xơ tử cung.
Tuy nhiên để chắc chắn thì tốt nhất bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé.
3.2. Cần thận trọng khi tự chế biến – Tốt nhất là không nên chế biến khi không có liều thuốc từ bác sĩ
PGS. TSKH Trần Công Khánh – nguyên giảng viên trường Đại Học Dược Hà Nội, hiện là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền (CREDEP) khuyến cáo, không nên tự ý chế biến, việc tìm kiếm và chế biến cây trinh nữ cần chú ý tính chính xác để trị bệnh.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, tuy trong cùng 1 quần thể nhưng trinh nữ hoàng cung nhưng cũng có sự thay đổi, thổ nhưỡng khác nhau, môi trường khác nhau, chăm sóc khác nhau,… cũng sẽ gây ra các hoạt chất bên trong Trinh Nữ Hoàng Cung khác nhau
Tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng cây trinh nữ hoàng cung
3.3. Tham vấn bác sỹ, người có chuyên môn cao lĩnh vực sức khỏe
Không dùng thuốc mà chưa thông qua ý kiến thầy thuốc, bác sĩ. Dùng không đúng liều lượng hoặc phối hợp sai sẽ gây ra biến chứng nặng cho cơ thể
Trinh nữ hoàng cung có thể phản ứng, gây tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng khác mà bạn đang sử dụng. Lưu ý nên hỏi qua ý kiến bác sĩ và thầy thuốc trước khi sử dụng Trinh Nữ Hoàng Cung
Vườn Ươm Số Một không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bài viết được tham khảo nguồn từ:
Nếu bạn cảm thấy bài viết hay và bổ ích, đừng quên theo dõi Vườn Ươm Số 1 để cập nhật thêm nhiều kiến thức về cây xanh sắp tới
Tôi là My Loan, quản lý vấn đề sổ sách và nội dung bài viết trên website Vườn ươm số 1
Tổng hợp các loại cây xanh công trình mau lớn được ưa chuộng nhất 2020